28

03 2022

VÌ SAO NÊN XỬ LÝ CHROMATE TRƯỚC KHI SƠN TĨNH ĐIỆN

Hiện nay, nhôm được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp, đồ gia dụng, xây dựng,… vì tính chất cơ lý tốt và tỉ trọng nhẹ. Tuy nhiên, nhôm bị giới hạn do tính chất hoạt động hóa học cao và khả năng chống ăn mòn kém. Lớp oxit được hình thành trong tự nhiên dễ dàng bị ăn mòn do các tác nhân hóa học trong môi trường hoặc môi trường ẩm.

Các phương pháp, kỹ thuật chống ăn mòn nhôm được nghiên cứu và phát triển rộng rãi, đổi mới công nghệ thường xuyên. Phương pháp tiền xử lý Chromate trước khi sơn tĩnh điện chính là một trong những phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất trong các nhà máy hiện nay.

Chromate nhôm là gì?

Chromate nhôm là quá trình phản ứng hóa học để tạo lớp phủ trên bề mặt nhôm, nó tạo ra một lớp hỗn hợp các chất hóa học gồm: Cr2O3, Cr2O3.xH2O, Cr(OH)3, CrOOH, Crx(CrO4)y, CrF3, CrFe(CN)6, AlOOH, Al2O3, AlF3.

Lớp phủ Chromate có cấu trúc vô định gồm các phức của Cr6+, Cr3+ tạo thành từ các phản ứng liên tiếp của kim loại.

Hiện nay, vẫn chưa có cơ chế cụ thể nhưng cơ chế chung nhất là từ Cr6+ đến Cr3+ ở môi trường axit được chấp nhận.

Lớp phủ Chromate có thể có màu vàng đồng, xanh ghi,… hoặc không màu.

Lớp phủ Chromate có thể có màu vàng đồng, xanh ghi,... hoặc không màu

Lớp phủ Chromate có thể có màu vàng đồng, xanh ghi,… hoặc không màu

Đặc tính của lớp phủ Chromate nhôm

Lớp phủ Chromate đa phần phụ thuộc vào kim loại nền. Lớp phủ này sẽ ảnh hưởng đến độ pH, pH là yếu tố quan trọng để kiểm soát quá trình tạo lớp phủ thường là 1,2 – 2,6.

Đặc tính của lớp Chrom quyết định tốc độ tạo lớp phủ cho kim loại.

Tác dụng của Chromate nhôm

– Trên thực tế tác dụng bảo vệ bề mặt nhôm không phải là chính, bởi nhôm có một lớp Al2O3 mỏng, bền vững trên bề mặt. Tuy nhiên, đây cũng là một phần không thiếu trong quá trình chromate nhôm.

– Tạo lớp màu sắc khác nhau: vàng, xanh, không màu,…

– Lớp phủ tạo thành các tinh thể xếp gần nhau, kín khít và mang tính bền chắc. Từ đó làm nền cho lớp sơn tĩnh điện tạo chân bám cho lớp sơn tĩnh điện.

– Lớp phủ bền, mịn khít tạo được độ đàn hồi, mịn chắc cho lớp sơn tĩnh điện.

Quy trình Chromate nhôm

Quy trình xử lý bề mặt Chromate

Quy trình xử lý bề mặt Chromate

Quy trình Chromate sẽ tùy thuộc vào kim loại nền và điều kiện tiến hành mà được thực hiện theo số bể khác nhau, thông thường sẽ trải qua 6 bể gồm 3 bể hóa chất và 3 bể nước.

Bước 1: Tẩy dầu mỡ

Trong quy trình chromate nhôm, trên bề mặt còn dầu mỡ sẽ ngăn cản dung dịch chromate phản ứng với bề mặt. Điều này khiến cho lớp phủ không đồng đều ảnh hưởng đến độ bám sơn lên kim loại.

3 – 8 phút là khoảng thời gian phù hợp để hóa chất ngấm đều để loại bỏ bụi bẩn và dầu mỡ bám trên bề mặt nhôm. Khi nhìn thấy những mảng dầu hoặc những vết ố vàng, bụi bẩn đã được tẩy sạch thì tiến hành lấy nhôm ra khỏi bể hóa chất

Rửa sạch với nước qua 2 lần liên tiếp, để nước xả vào nhôm cho đến khi tràn bể.

Bước 2: Định hình lớp Chromate nhôm

Hóa chất định hình lớp Chromate được sử dụng là DH500-S4 ở dạng dung dịch, màu nâu đỏ nhẹ, có tính chất axit yếu.

DH500-S4 là chất hoạt động bề mặt, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm bề mặt, tránh tình trạng mốc nhôm.

Thời gian ngâm ngâm trong hóa chất khoảng 1,5 – 5 phút.

Rửa sạch với nước qua 2 lần liên tiếp, để nước xả vào nhôm cho đến khi tràn bể.

Bước 3: Tiến hành Chromate nhôm

Tiếp theo nhôm được tạo lớp phủ chromate bằng cách cho vào bể chứa dung dịch hóa chất chromate.

Quá trình chromate diễn ra ở nhiệt độ thường trong khoảng 1- 3 phút.

Trên bề mặt nhôm hình thành lớp chromate với màu sắc tùy thuộc vào dung dịch sử dụng để chromate. Các chế phẩm chromate nhôm thường dùng là CR-323A màu vàng đồng, CR-323C màu xanh ghi, CR-323E không màu.

Rửa sạch với nước qua 2 lần liên tiếp, để nước xả vào nhôm cho đến khi tràn bể.

Có thể thêm bước rửa nước nóng ở nhiệt độ 45 – 85 độ C, bước cuối cùng chính là đem sản phẩm đã qua chromate đi sấy khô.

Kết quả sau quá trình chromate

– Bề mặt nhôm được làm sạch sau quá trình xử lý.

– Sau quá trình Chromate nhôm bề mặt nhôm sẽ tạo ra một lớp màng chromate màu vàng, lớp màng này được sử dụng để bảo vệ bề mặt nhôm khỏi bị ăn mòn, chống gỉ, tạo chân bám cho lớp sơn tĩnh điện.

Quy trình này cần được tuân thủ theo những quy định, hướng dẫn sử dụng và nhân viên kỹ thuật để đạt hiệu quả cao nhất.

Bề mặt nhôm được xử lý sạch sẽ trước khi sơn tĩnh điện

Bề mặt nhôm được xử lý sạch sẽ trước khi sơn tĩnh điện

Để được tư vấn cụ thể hơn , Quý khách có thể gọi điện hoặc đến trực tiếp showroom cửa nhôm Nhật.

Hotline: (+84) 028 38660887

Địa chỉ: 299/4 Lý thường kiệt, Phường 15, Quận 11, TPHCM

Showroom:

  • 299/1D Lý thường kiệt, Phường 15, Quận 11, TPHCM
  • 299F Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, TPHCM

Fanpage: https://www.facebook.com/longvangroup.com.vn

Website: https://longvan.com.vn/

Đăng ký
Thông báo về
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Long Van Group - Tập đoàn Nhôm Nhật Bản

- Địa chỉ: 299/4 Lý Thường Kiệt, P. 15, Q. 11, TP. HCM, Việt Nam
- Showroom: 299/1D Lý Thường Kiệt, P. 15, Q. 11, TP. HCM, Việt Nam
- Hotline: 028 38 638 500 - Email: info@longvan.com.vn

- MST: 0301910080 - Ngày Cấp : 27/01/2000
- Nơi Cấp : Sở KH&ĐT TP.HCM - Chủ Sở Hữu : Nguyễn Thế Vinh

© LONG VAN GROUP 2014 - 2020. All rights reserved.