19
06
Xi mạ bằng kim loại Kẽm có thực sự tốt?
Xi mạ bằng kim loại Kẽm là công nghệ được sử dụng phổ biến trong việc tạo màu cho thanh nhôm, vì giá thành tương đối thấp hơn so với xi mạ bằng Niken.
Vậy thì, xi mạ kim loại Kẽm có thực sự tốt và đâu là giải pháp cho những nhà thầu nhôm kính trong việc lựa chọn thanh nhôm có chất lượng tốt nhất, duy trì khả năng bền vững cho mọi công trình trước những tác động?
Hãy cùng Long Vân tìm hiểu một vài thông tin về xi mạ Kẽm trong bài viết hôm nay nhé!
Xi mạ bằng kim loại Kẽm có tốt không?

Quy trình xi mạ kẽm
Xi mạ kẽm là một quá trình, được thực hiện qua nhiều bước khác nhau, từ việc đầu tiên tẩy lớp dầu mỡ trên bề mặt nhôm đến bước cuối cùng kiểm tra sản phẩm trước khi xuất xưởng. Mỗi bước đều thực hiện những công năng khác nhau.
Quá trình xử lý bề mặt thanh nhôm trước khi xi mạ Kẽm chủ yếu là làm sạch bề mặt nhôm bằng dung dịch axit, dung dịch tẩy dầu (từ 10 đến 15 phút) và phương pháp điện hóa trong một thời gian ngắn.
Tiếp theo là xi mạ Kẽm để tạo lớp nhôm oxit trên bề mặt chống ăn mòn, kéo dài thời gian sử dụng so với thanh nhôm thông thường, nhưng có thời gian sử dụng ngắn so với sử dụng kim loại Niken.
Mối liên kết giữa lớp oxit nhôm và Kẽm tạo nên sự chắc chắn khi bám vào và có khoảng cách bằng nhau giữa những liên kết đó. Chính vì thế, quá trình xi mạ nhôm anod cần độ chính xác cao của từng chi tiết, nếu không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thanh nhôm sau khi xi mạ.
Cuối cùng, xi mạ Kẽm mang đến sự thẩm mỹ, tăng độ bóng, tạo màu cho bề mặt thanh nhôm với quy trình Hoạt hóa, Cromat hóa, Sấy khô.

Xi mạ Kẽm nhúng nóng nằm ngang tại bề dung dịch
Quy trình xi mạ mang đến một vẻ ngoài mới cho thanh nhôm, có thể là chắc chắn hơn, thẩm mỹ hơn. Tuy nhiên hiện nay, có rất nhiều nhà máy không chú trọng cho việc đầu tư trang thiết bị, hệ thống nhà xưởng một cách bài bản nên thường sẽ có những thanh nhôm không chất lượng xuất hiện trên thị trường.
Đồng thời, đội ngũ nhân công thực hiện trong quá trình xi mạ không cần có quá nhiều kinh nghiệm trong nghề vì quy trình được thực hiện một cách đơn giản.
Thời gian sử dụng thanh nhôm xi mạ bằng Kẽm kéo dài không quá lâu, làm mất tính thẩm mỹ công trình một cách nhanh chóng.
Xử lý bề mặt dạng nằm ngang chính là một yếu điểm của quy trình này. Thanh nhôm khi được xử lý theo hình thức này sẽ tạo nên những lỗi trên bề mặt vì nhiều nguyên nhân khác nhau.
Những sự cố thường gặp khi xi mạ Kẽm
Xi mạ Kẽm được chia ra thành hai hệ khác nhau, một à Acid, loại kia là Kiềm, sự khác biệt của mỗi hệ sẽ mang đến những sự cố khác nhau. Để chọn được một sản phẩm ưng ý, chất lượng tốt, Quý khách nên lưu ý những điều sau.

Lớp mạ bị xù xì, bong tróc do chứa nhiều tạp chất của lớp Kẽm tự do
Đối với mạ Kẽm hệ Kiềm
- Lớp mạ xù xì, hình thành vì bộ lọc kém kết hợp với mật độ dòng cao cùng với việc sử dụng nguyên liệu không đúng tiêu chuẩn đề ra hoặc do hóa chất có chứa tạp chất.
- Lớp mạ bị mờ, một phần vì bể dùng để xi mạ bị nhiễm tạp chất, nồng độ Kẽm trong bể cao, nhiệt độ mạ không phù hợp, một phần vì độ bóng, dẻo trong dung dịch xử lý thấp, thanh nhôm không được xử lý một cách cẩn thận.
- Lớp mạ bị mờ ở mật độ dòng cao, do sự chênh lệch của nhiệt độ (quá cao hoặc quá thấp), nồng độ kiềm không đủ cao hoặc do có tạp chất trong hóa chất xử lý bề mặt dẫn đến bề mặt còn bám lại chất dầu.
- Lớp mạ bị rộp và bám dính kém có nhiều nguyên nhân, nhưng nguyên nhân chính vẫn là bề mặt thanh nhôm không được xử lý một cách cẩn thận, sạch sẽ trước khi xi mạ.
Đối với mạ Kẽm hệ Acid

Cách bảo quản không tốt cũng ảnh hưởng đến chất lượng xi mạ Kẽm
- Hiệu suất thấp, được hình thành bởi nhiệt độ, nồng độ kim loại được sử dụng khi xi mạ thấp và do dung dịch không cân bằng.
- Lớp hóa chất xi mạ tối và giòn, chủ yếu là do thiếu bóng, dung dịch xử lý bề mặt không được cân bằng trước khi đưa vào quy trình xử lý bề mặt nhôm.
- Lớp mạ bị tối và cháy sau quá trình xi mạ, nguyên nhân chính được cho là nồng độ kim loại thấp.
- Độ phủ kém, do độ pH trong dung dịch được sử dụng để xi mạ thấp hoặc lượng Kẽm có trong bể quá cao so với quy định.
- Lớp mạ xù xì, có gai gây ra do độ pH trong dung dịch cao và nhiễm tạp chất.
- Lớp mạ bị rỗ và nhám, do thiếu chất làm tăng độ ẩm ướt và dung dịch xử lý bề mặt không được cân bằng.
- Lớp mạ có màu nâu thay vì màu xám, được tạo ra bởi lượng muốn sử dụng quá nhiều kết hợp cùng nhiệt độ thấp và chất bóng không được cân bằng trong quá trình xi mạ.
- Lớp mạ tối chủ yếu do nhiễm tạp chất kim loại.
- Lớp mạ có đốm, do dòng điện để mạ chạy qua có công suất lớn, tốc độ quay chậm và dung dịch xi mạ bị nhiễm sắt.
Các lỗi phổ biến trong và sau quá trình xi mạ Kẽm

Các lỗi phổ biến khi xi mạ Kẽm
Vì quy trình xi mạ Kẽm không cần đầu tư quá nhiều chi phí, máy móc, vật tư, đội ngũ nhân công vì quy trình xi mạ diễn ra một cách đơn giản nên không tránh khỏi tình trạng bề mặt thanh nhôm được xi mạ Kẽm sẽ bị lỗi, ảnh hưởng đến chất lượng nhôm sau khi xi mạ.
- Bề mặt nhôm bị tách lớp, thông thường thì từ 2 lớp trở lên, nguyên nhân chính được cho là sử dụng nguyên liệu kém chất lượng trong quá trình xi mạ, ảnh hưởng đến màu sắc và bề mặt thanh nhôm.
- Nếu bề mặt nhôm không được xử lý kỹ càng, trong quá trình cán và mạ Kẽm trong hồ dung dịch, sẽ dẫn đến bề mặt bị bong tróc, có những lớp như vảy cá.
- Lớp Kẽm bám không chắc vào bề mặt nhôm, do chưa xử lý tốt tại quy trình xử lý bề mặt, ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, chắc chắn khi sử dụng.
- Sau quá trình xi mạ Kẽm, thanh nhôm cần được bảo quản ở nhiệt độ, điều kiện thích hợp để tránh tình trạng rỉ sét do bị ăn mòn.
- Trầy xước cũng là một vấn đề sau khi mạ Kẽm, việc ma sát với những vật sắc nhọn hoặc các bề mặt khác cứng hơn sau khi mạ xong là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này.

Công nghệ Anod của Hondalex luôn đáp ứng tốt nhu cầu khách hàng
Những lỗi phổ biến trong và sau quá trình xi mạ Kẽm có thể được khắc phục bởi sự cẩn thận, tỉ mẩn của người thợ, nhưng so với công nghệ Anod tạo màu bằng kim loại Niken của Hondalex thì chất lượng chưa bao giờ xứng tầm.
Công nghệ Anod tạo màu bằng Niken tại nhà máy Hondalex đảm bảo chất lượng. Đầu tư trang thiết bị, hệ thống máy móc hiện đại cùng đội ngũ nhân công nhiều năm kinh nghiệm, tạo nên một quy trình sản xuất tối ưu.
Hệ thống sản xuất được thực hiện theo tiêu chuẩn kiểm soát chất lượng Nhật Bản JIS H4100, tương đương với ASTM B211M của Mỹ và tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2015.
Long Vân Group tiên phong trong lĩnh vực sử dụng kim loại Niken tạo màu cho thanh nhôm. Thông qua quá trình Anod – được thực hiện theo tiêu chuẩn JIS H8601, lớp oxit bao phủ bề mặt nhôm, Niken bám chặt vào cấu trúc nhôm oxit, vừa tạo nên màu sắc của thanh nhôm, vừa lấp đi những khoảng trống trên bề mặt theo kích thước nano.
Niken tạo nên sự sang trọng cho không gian với những tone màu trung tính (từ đen huyền đến trắng sáng) đảm bảo tính thẩm mỹ cho những công trình hiện đại. Độ đậm nhạt của thanh nhôm tùy thuộc vào số lượng liên kết giữa Niken và nhôm oxit. Nếu Niken bám vào nhiều sẽ tạo nên màu đen cho thanh nhôm, số lượng càng ít thì màu sẽ nhạt đi tương ứng từ đen đến nâu, xám và trắng.
Sử dụng phương pháp xử lý bề mặt dạng thẳng đứng chỉ có tại nhà máy Hondalex giúp thanh nhôm được xử lý một cách chất lượng hơn từ khâu tiền xử lý đến khâu tạo màu bằng kim loại Niken.
Hy vọng một vài thông tin về xi mạ bằng kim loại Kẽm và tạo màu bằng kim loại Niken sẽ mang đến những điều bổ ích cho Quý khách trong việc chọn được một sản phẩm ưng ý. Nếu có thắc mắc về công nghệ Anod, tạo màu bằng kim loại Niken thì đừng ngần ngại gọi cho Long Vân hoặc đến trực tiếp Showroom để được tư vấn một cách chi tiết nhất.
Hãy liên hệ với Long Vân để chúng tôi có cơ hội phục vụ bạn, mang đến sản phẩm chất lượng, thẩm mỹ, tôn lên giá trị cho công trình.
Thông tin liên hệ:
- Hotline: (+84) 028 38660887
- Website: https://longvan.com.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/longvangroup.com.vn/
- Address: 299/4 Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, TP.HCM
- Showroom: 299/1D Lý Thường Kiệt, Phường 15, Quận 11, TP.HCM