13

07 2020

Sơn tĩnh điện của Nhôm Long Vân có những ưu điểm gì nổi bật?

Quy trình sơn tĩnh điện đóng vai trò quan trọng trong việc tạo nên một thanh nhôm chất lượng. Việc ngày càng có nhiều nhà máy tập trung đẩy mạnh sản xuất thanh nhôm và sử dụng sơn tĩnh điện để tạo màu đã tạo nên làn sóng cho việc phát triển, cạnh tranh và nâng cao trình độ chuyên môn, đầu tư công nghệ để đáp ứng kịp thời sự thay đổi của người tiêu dùng.

Sự khác biệt của sơn tĩnh điện và sơn thường

Thanh nhôm được sơn tĩnh điện dạng bóng

Thanh nhôm được sơn tĩnh điện dạng bóng

Thanh nhôm trước khi được sơn tĩnh điện trong bồn phun kín sẽ phải trải qua những bước xử lý bề mặt khác nhau để loại bỏ những tạp chất còn sót lại sau khi đùn ép. Những hạt bột sơn dưới tác động của lực tĩnh điện trái dấu sẽ bám vào thanh nhôm tạo nên màu sắc đa dạng. Sơn nước thông thường, sau khi mua về và pha loãng cùng công thức nhất định và được phun sơn hoặc sơn bằng tay thông thường nên khả năng bền màu không cao, bề mặt xù xì. Lượng sơn sau khi sơn không thể tái sử dụng lại gây hiện trạng lãng phí cho chủ đầu tư.

Khả năng bảo vệ bề mặt nhôm khỏi những tác nhân của thời tiết và ngoại lực, trầy xước chính là điểm cộng thứ nhất của việc sử dụng sơn tĩnh điện; Màu sắc đa dạng, sử dụng nguồn nguyên liệu tốt, hạt bột sơn chất lượng chính là điểm cộng thứ hai; Đầu tư trang thiết bị, máy móc hiện đại của các nhà máy để đảm bảo tính chuyên nghiệp trong quá trình sản xuất là điểm cộng thứ ba của công nghệ sơn tĩnh điện…

Những loại sơn nước chứa một lượng dung môi có các thành phần gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng và cho cả môi trường sống xung quanh. Những căn bệnh như ung thư phổi, các bệnh về đường hô hấp… rất dễ bị bắt gặp cho những ngôi nhà sử dụng sơn có chứa chì và thủy ngân.

Nguyên lý sơn tĩnh điện

Mô hình súng phun sơn và bề mặt nhôm được sơn tĩnh điện

Mô hình súng phun sơn và bề mặt nhôm được sơn tĩnh điện

Thanh nhôm sử dụng để sơn tĩnh điện là nhôm thô, chưa qua bất kỳ công đoạn xử lý bề mặt nào!

Quá trình phun sơn tĩnh điện được thực hiện qua nhiều công đoạn khác nhau.

Tại nhà máy sơn tĩnh điện, những thanh nhôm được xếp chồng lên nhau, nhưng tạo ra một khoảng trống để bề mặt được rửa sạch những tạp chất còn sót lại,tạo độ bám dính cho thanh nhôm sau khi phun sơn tĩnh điện.

Quy trình sơn tĩnh điện

Quy trình sơn tĩnh điện

  • Công đoạn 1: Thanh nhôm được đưa vào bồn nước, có hóa chất, bằng hệ thống máy móc tự động, để tẩy chất dầu còn sót lại trên bề mặt thanh nhôm và những vết dơ khác.
  • Công đoạn 2: Nhúng Crom để tạo độ bám dính cho thanh nhôm khi phun sơn tĩnh điện
  • Công đoạn 3: Làm khô bề mặt nhôm bằng hệ thống hơi nước. Hệ thống này giúp quá trình làm khô được đẩy nhanh hơn và cũng giúp sơn bám dính lâu hơn.
  • Công đoạn 4: Phun sơn dưới lực hút tĩnh điện. Lúc này, hạt sơn mang điện tích dương và thanh nhôm mang điện tích âm. Dưới tác động của lực tĩnh điện, hạt sơn bám lên trên bề mặt của thanh nhôm, tạo nên sự chắc chắn. Quá trình phun sơn này được thực hiện trong buồng phun
  • Công đoạn 5: Sấy ở nhiệt độ khoảng từ 85 độ C đến 200 độ C. Đây là công đoạn cuối cùng nhưng cũng quan trọng nhất làm nóng chảy hạt sơn, bám đều lên bề mặt thanh nhôm, tạo màu

Ưu điểm của sơn tĩnh điện

Sản phẩm sau quá trình sơn tĩnh điện

Sản phẩm sau quá trình sơn tĩnh điện

  • Giúp tiết kiệm được chi phí, do bột sơn có thể tái sử dụng được nhiều lần, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
  • Bề mặt nhôm khi sơn tĩnh điện ít chịu ảnh hưởng bởi các tác nhân từ bên ngoài, bị ăn mòn bởi oxi, bảo vệ bề mặt kim loại chắc chắn, bền vững hơn.
  • Màu sắc đa dạng, phong phú, để đáp ứng những tiêu chí về màu sắc của các công trình kiến trúc hiện nay.
  • Sơn tĩnh điện không chứa chất gây ung thư như các phương pháp sơn phun truyền thống khác.

Dòng sơn bảo hành của Long Vân có tuổi thọ và thời gian bảo hành lên đến 30 năm.

Tại nhà máy gia công, sơn tĩnh điện Loval, mỗi nhà xưởng sẽ có một chức năng khác nhau để đảm bảo quy trình khép kín. Hệ thống máy móc được đầu tư đồng bộ, nhập khẩu hoàn toàn với hệ thống lò sấy, robot tịnh tiến, súng phun sơn tĩnh điện…

Sử dụng hệ thống tự động, theo dõi biên dạng nhiệt của lò sơn tĩnh điện, để đảm bảo tính nhất quán của chất lượng bề mặt sơn cũng như đạt được hiệu quả cao nhất sau khi xuất xưởng.
Toàn bộ sản phẩm phun sơn tĩnh điện trước khi xuất xưởng đều được kiểm tra qua nhiều bước, nhiều tiêu chuẩn khác nhau.

Kiểm tra bề mặt sơn, chất lượng sơn theo cách đo độ dày sơn theo chuẩn ENISO 2360 tại 5 vị trí khác nhau. Thanh nhôm đạt chuẩn phải có giá trị trung bình lớn hơn giá trị tối thiểu được quy định và không có giá trị nào nhỏ hơn 80% giá trị tối thiểu.

Kiểm tra độ bám dính bề mặt sơn tĩnh điện theo chuẩn EN ISO 2409.

Kiểm tra độ va đập của lớp bám dính màng sơn theo tiêu chuẩn EN ISO 6272, ASTM D2794.

Kiểm tra độ dẻo của màng sơn theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 1519 để đảm bảo bề mặt sơn không bị rạn, nứt, bong tróc khi bị uốn cong

Thời gian bảo hành sơn tĩnh điện theo tiêu chuẩn Qualicoat Class 3 (châu Âu) và AAMA 2605 (Mỹ).

Tất cả những tiêu chuẩn đó được nhà máy Loval thực hiện một cách nghiêm ngặt để cung cấp, xuất khẩu cho những thị trường Mỹ, Úc, châu Âu, Nhật…

Hãy liên hệ với Long Vân để được tư vấn chính xác nhất về thanh nhôm được sơn tĩnh điện!

Thông tin liên hệ:

Đăng ký
Thông báo về
0 Bình luận
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả các bình luận

Long Van Group - Tập đoàn Nhôm Nhật Bản

- Địa chỉ: 299/4 Lý Thường Kiệt, P. 15, Q. 11, TP. HCM, Việt Nam
- Showroom: 299/1D Lý Thường Kiệt, P. 15, Q. 11, TP. HCM, Việt Nam
- Hotline: 028 38 638 500 - Email: info@longvan.com.vn

- MST: 0301910080 - Ngày Cấp : 27/01/2000
- Nơi Cấp : Sở KH&ĐT TP.HCM - Chủ Sở Hữu : Nguyễn Thế Vinh

© LONG VAN GROUP 2014 - 2020. All rights reserved.